21/12/2020 | 1914

Đất khô cằn đang chiếm 43% diện tích đất canh tác trên toàn thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do khô cằn, xói mòn không thể sản xuất được.

Ở Việt Nam, mặc dù đất bị sa mạc hóa không tập trung và hình thành nên những hoang mạc rộng hàng trăm ngàn ha như ở một số quốc gia trên thế giới nhưng với khoảng 1/3 diện tích đất canh tác đang bị tác động bởi khô cằn hay sói mòn cũng đang là vấn đề phức tạp, nan giải.

ĐẤT KHÔ CẰN – SA MẠC HÓA

1. Đất bị sa mạc hóa - khô cằn là loại đất như thế nào?

Đất được định nghĩa phổ quát là bao gồm các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển cho các loài thực vật và là môi trường sinh sống của các loài động vật cho đến các loài vi sinh vật nhỏ bé.

Đất bị sa mạc hóa được hình thành do khí hậu khắc nghiệt; do thiếu nước; đặc biệt là thiếu hụt độ phì nhiêu để giúp tồn tại thảm thực vật. Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là cách nói khác của đất khô cằn.

Đất khô cằn đang chiếm 43% diện tích đất canh tác trên toàn thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do khô cằn, xói mòn không thể sản xuất được.

Ở Việt Nam, mặc dù đất bị sa mạc hóa không tập trung và hình thành nên những hoang mạc rộng hàng trăm ngàn ha như ở một số quốc gia trên thế giới nhưng với khoảng 1/3 diện tích đất canh tác đang bị tác động bởi khô cằn hay sói mòn cũng đang là vấn đề phức tạp, nan giải.

 

2. Nguyên nhân gây ra đất khô cằn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất khô cằn trong đó có 3 yếu tố được chú ý nhất: (1) việc khai hoang đất rừng thành đất trồng quá mức dẫn tới biến đổi khí hậu trên diện rộng là mưa quá nhiều 1 nơi trong thời gian ngắn nhưng lại không mưa trong 1 thời gian dài ở nơi khác hay tình trạng xâm nhiễm mặn đang trở nên gay gắt; (2) khai thác quá mức lượng nước có ở sông, hồ, mạch nước ngầm để tưới tiêu nhưng không qua các công nghệ tưới tiết kiệm nước tân tiến hay là chưa thực sự quan tâm đến việc tạo và duy trì thảm xanh thực vật trong mùa nắng; (3) lạm dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp góp phần làm mất cân bằng sinh thái trong canh tác nông nghiệp, ở đây là các loại thuốc diệt cỏ làm mất mảng thực vật tự nhiên.

3. Cách khắc phục đất khô cằn

 

Trong các điều kiện dễ thực hiện và áp dụng ở quy mô hộ gia đình, cá thể canh tác đó là:

- Áp dụng các công nghệ tưới tiêu tân tiến để giảm lượng nước sử dụng vào mùa khô.

- Vào cuối mùa mưa nên bón 1 lượng lớn phân chuồng, phân hữu cơ để chính lớp phân giàu dinh dưỡng này sẽ tái tạo nền hữu cơ cho đất sau mùa mưa bị rửa trôi và có khả năng giữ ẩm cho đất trong suốt mùa khô.

- Bổ sung lớp bổi thực vật là rơm rạ, xác bã thực vật có ở tại địa phương để tránh thất thoát lượng nước bốc hơi do nắng nóng vào mùa khô. Hoặc những vườn có điều kiện nên để cỏ duy trì lớp thảm thực vật tự nhiên này như là yếu tố giảm thất thoát nước trong mùa khô. Xem thêm cách cải tạo đất khô cằn thành đất tơi xốp
 


(*) Xem thêm

Bình luận
0