Kĩ thuật Vermicomposting là việc sử dụng một số loại trùn đất để biến đổi các bả thải hữu cơ thành những sản phẩm hữu ích; thân thiện với môi trường; có giá trị cao được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình nuôi dưỡng các loài trùn đất trong bả thải hữu cơ gọi là Vermiculture (vermi xuất phát từ tiếng Latin và có nghĩa là trùn), còn phân từ trùn được gọi là Vermicompost hay Vermicast.
Kĩ thuật Vermicomposting
Kỹ thuật Vermicomposting là việc sử dụng một số loại trùn đất để biến đổi các bả thải hữu cơ thành những sản phẩm hữu ích; thân thiện với môi trường; có giá trị cao được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình nuôi dưỡng các loài trùn đất trong bả thải hữu cơ gọi là Vermiculture (vermi xuất phát từ tiếng Latin và có nghĩa là trùn), còn phân từ trùn được gọi là Vermicompost hay Vermicast.
Có nhiều loại giống trùn đất được áp dụng trong kĩ thuật Vermicomposting, nhưng chỉ có trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp thành công với các quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam vào những năm 1990s. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải ở Ấn Độ, Philippines, Australia và một số nước khác. Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoan. Chúng ưa thích các loại thức ăn là phân thải của trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ, heo...; hay một số bả thải hữu cơ là bùn từ các đầm nuôi tôm cá, nhà máy chế biến; đặc biệt chúng có khả năng xử lý lục bình khá hữu hiệu khi được trộn thêm phân từ gia súc.
Sự hấp dẫn và tiềm năng của việc ứng dụng Vermicomposting trên trùn quế gói gọn ở 3 ý nghĩa nổi bật:
(1) trùn quế có khả năng biến đổi lượng lớn bả thải hữu cơ chỉ trong một thời gian ngắn => do vậy giúp giảm bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường;
(2) trong quá trình sinh trưởng trùn quế tiêu hóa các bả thải hữu cơ, giúp chúng gia tăng nhanh lượng sinh khối; đồng thời tích lũy trong cơ thể chúng lượng lớn protein và một số hợp chất hóa sinh có lợi khác => nhờ vậy chúng được sử dụng làm thuốc; thức ăn giàu đạm cho vật nuôi;
(3) sản phẩm sau quá trình tiêu hóa là phân của trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cả phân ủ compost truyền thống => rất thích hợp cho việc cải tạo đất và canh tác nông nghiệp hữu cơ theo hướng sinh thái bền vững.
Nguồn:
Chaoui H. I. , Zibilske L. M., T.Ohno (2003) Effects of earthworm casts and compost on soil microbial activity and plant nutrient availability. Soil Biology & Biochemistry 35, page 295-302.
Jadia, C.D. and Fulekar, M.H. (2008) Vermicomposting of vegetable wastes: A biophysiochemical process based on hydro-operating bioreactor. African Journal of Biotechnology, 7(20), 3723-3730.
Xem thêm