27/01/2021 | 1078

Hầu như các loại hoa mai đều được trồng trong chậu và đều được chưng trong suốt mùa Tết. Vậy nên việc chăm sóc cây hoa mai sau Tết rất quan trọng giúp cây mai mau lấy lại sức để cây mai có thể phát triển và nở hoa đẹp và nhiều vào đúng dịp tết năm sau. Do vậy việc thay đất hay bón phân trùn quế nguyên chất BSA là loại phân hữu cơ sinh học tự nhiên sẽ làm rễ mai dễ phát triển, cây sẽ khỏe hơn.

Phân trùn quế BSA giúp cây mai phục hồi sau khi ra bông dịp tết

 

Mai là một loại cây cảnh quen thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về mai được khoe sắc vàng. Dân gian quan niệm rằng, màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm. 

Lúc trước mai vàng đơn giản chỉ có 2 loại là mai vàng chỉ nở đúng dịp tết ta; và mai tứ quý nở 4 lần trong năm ứng với mỗi tháng nở đúng 1 lần. Nhưng gần đây thị trường cho ra đời thêm nhiều chủng loại mai cho hoa và màu sắc rực rỡ hơn, đặc biệt hơn. Như mai vàng trước đây chỉ có khoảng 5 – 10 cánh hoa, còn hiện nay mai vàng được tạo ra những giống trên 10 cánh, những bông hoa mai dày đặc cánh và nở kín cả cây.

Hầu như các loại hoa mai đều được trồng trong chậu và đều được chưng trong suốt mùa Tết. Vậy nên việc chăm sóc cây hoa mai sau Tết rất quan trọng giúp cây mai mau lấy lại sức để cây mai có thể phát triển và nở hoa đẹp và nhiều vào đúng dịp tết năm sau.

 

CÁCH HỒI PHỤC CÂY MAI SAU TẾT

Mai chưng tết thường bắt đầu từ 27 đến mùng 6 Tết, do chưng trong nhà nên cây không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp kém, khiến cây có lá mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng lại mảnh và yếu. Vì vậy, sau Tết bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt, nhưng phải để mai trong bóng râm một thời gian rồi hãy chuyển hoàn toàn ra môi trường ngoài có ánh sáng mạnh hơn. Đồng thời, bạn lặt bỏ hết hoa và nụ mai trên cây để không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa và nụ.

Trong thời gian để cây ở bóng râm nên dùng phân trùn quế nguyên chất BSA (dạng bột) bón quanh gốc và tưới thêm dịch trùn quế thủy phân BSA-2 để giúp ổn định bộ rễ và giúp mai lấy lại sức, bung chồi lá mạnh hơn. Chính nhờ lượng lá này sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn, mai phục hồi nhanh hơn khi cây đưa cây ra nắng. Lưu ý, thời điểm này mai ra lá non cộng với thời tiết nắng nóng nên dễ gây ra các loại bệnh trên cây mai vàng, nhất là bọ trĩ gây hại nên cần chú ý phòng bệnh cho mai.

Một lưu ý quan trọng trong cách chăm mai vàng là tuyệt đối không được bón phân hóa học khi vừa thay đất, vì bộ rễ không hấp thu được phân, thậm chí còn làm hỏng cả bộ rễ cây mai. Do vậy việc thay đất hay bón phân trùn quế nguyên chất BSA là loại phân hữu cơ sinh học tự nhiên sẽ làm rễ mai dễ phát triển, cây sẽ khỏe hơn.

CÁCH XỬ LÝ CÂY MAI BỊ SUY

Cây mai bị suy nguyên nhân chủ yếu là do bộ rễ đã bị tổn thương hoàn toàn. Rễ bị hoại sinh do đất trong chậu bị dư nước tạo điều kiện cho nấm gây hại làm cây mai kém phát triển; hoặc do nền đất trong chậu lâu ngày bị chai cứng, hết dinh dưỡng để rễ mai phát triển.

Cắt tỉa cành: Để xử lý cây mai bị suy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cắt tỉa cành. Cắt hết các cành phụ, chỉ nên giữ lại những cành chính, những cành tạo nét đẹp cho cây mai mà thôi. Sở dĩ phải cắt nhiều như vậy vì bộ rễ cây mai đã bị hư thì dù có để lại những cành đó cũng không phát triển được mà còn gây áp lực không cho rễ có cơ hội phục hồi.

Cắt tỉa rễ: Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ, cắt hết toàn bộ phần rễ đã bị hư thối. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ.

Thay đất trồng: Toàn bộ đất trồng củ chúng ta bỏ hết, thay mới hoàn toàn bằng đất mới. Nên sử dụng phân trùn quế nguyên chất BSA với mùn xơ dừa trộn với vỏ trấu với tỉ lệ 1:3 hoặc có thể sử dụng phân trùn quế nguyên chất BSA hoàn toàn để trồng lại giúp cho bộ rễ mai dễ phát triển nhất.

Kích thích bộ rễ mai: Sau khi đã trồng lại trên đất mới, để cây mai phục hồi nhanh nên sử dụng thêm dịch trùn quế thủy phân BSA-2 tưới đẫm gốc. Có tác dụng kích thích, phục hồi rễ cho cây mai đồng thời phòng trừ nấm bệnh tồn dư tiếp tục gây hại rễ. Nếu làm đúng quy trình trên cây mai bị suy sẽ phục hồi trong vòng 20 ngày.

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận